Lịch sử Cổ Dũng

Xã có tên chữ là Cổ Dũng, tên Nôm là Làng Giống, là vùng quê được hình thành từ lâu đời (giai đoạn Lý- Trần). Cổ Dũng đã từng là Trị sở của Phủ Kinh Môn và Phủ Kiến Thụy (Dư địa chí Hải Dương, tập I, trang 14).

Đầu thế kỷ 19, Cổ Dũng thuộc Tổng Lai Vu, huyện Kim Thành, Phủ Kinh Môn[2].

Vào đầu thế kỷ 19, Cổ Dũng là một xã thời xưa mang tên Cổ Dũng thuộc tổng Lai Vu huyện Kim Thành phủ Kinh Môn trấn Hải Dương. Tổng Lai Vu khi đó gồm 6 xã: Lai Vu, Cổ Dũng, Thượng Đỗ, Vũ Xá, Lai Khê, Tường Vu[3] (Lai Vu nay là xã Lai Vu, Thượng Đỗ và Vũ Xá nay thuộc xã Thượng Vũ, Lai Khê và Tường Vu nay thuộc xã Cộng Hòa).

Đến năm 1831, trấn Hải Dương đổi thành tỉnh Hải Dương, nhưng tên gọi xã Cổ Dũng thì không đổi cho đến nay.

Từ năm 1946 trở về trước, xã có Đình Giống (hiện tại là địa điểm trường tiểu học và trung học cơ sở xã Cổ Dũng) là nơi thờ Thành Hoàng, có Lễ hội Làng Giống. Thành Hoàng là người Cổ Dũng họ Nguyễn, húy là Gia tên chữ là Lộc, sinh ngày Mùng một, tháng 1 năm Giáp Ngọ (1234), mất ngày 12 tháng 3 năm Kỷ Tỵ (1329), Người có công chiêu mộ dân binh cùng Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên Mông, khi qua đời được Vua Trần phong Phúc Thần, nhân dân tôn Thành Hoàng làng. Đình Làng lập nên, Lễ hội Làng có từ đấy. Do Đình nằm trên sát Quốc lộ 5 nên khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2 (năm 1948 theo lệnh của Ủy ban kháng chiến Huyện) Đình Giống đã bị thiêu trụi hết.

Liên quan